Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Trên thị trường hương nhang hiện xuất hiện hàng trăm nhãn hiệu với nhiều mùi thơm khác nhau rất lạ lùng. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho hay nhang càng thơm càng độc hại do được tẩm hóa chất.
Xịt mùi hóa chất tăng độ thơm
Nhu cầu về nhang đang tăng mạnh vì đã bước vào thời điểm "năm hết, Tết đến", nhà nào cũng mua nhiều hơn để thắp trên bàn thờ tổ tiên, đi lễ... Và ai cũng chọn cho mình loại nhang thật thơm, cuốn tàn đẹp.

Đáp ứng nhu cầu này, thị trường nhang cũng ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều mẫu mã chủng loại vô cùng phong phú. Một số loại nhang mới xuất hiện, được nhiều người tiêu dùng ưa thích là nhang có mùi thơm của hoa hồng, hoa quế, hoa nhài... và đặc biệt thơm rất lâu. Hương cháy hết lâu rồi mà mùi thơm vẫn phảng phất trong nhà. Hay hương đốt xong có tàn trắng xóa như tuyết (bông), phủ khắp bàn thờ.


Các loại tinh dầu thơm bày bán khắp chợ Kim Biên (TP.HCM)


Tuy nhiên, tất cả các loại hương này đều không được tạo từ thảo mộc, tự nhiên. Qua tìm hiểu mới biết, loại nhang có mùi thơm lâu được xịt một loại chất tạo mùi không rõ nguồn gốc xuất xứ để tăng mùi thơm và giả mùi hương liệu tự nhiên. Các loại hóa chất này có dạng lỏng, đựng trong can nhựa trắng, có mùi thơm đặc trưng của các loài hoa, đang được bày bán công khai tại phố hàng Hòm (Hà Nội), chợ Kim Biên (TP.HCM) với giá cao nhất là 20.000 đồng/lít, không nhãn hiệu, không tiêu chuẩn chất lượng. Các cơ sở sản xuất nhang thường mua loại hóa chất này về xịt vào cây nhang đã làm xong. Một lít hóa chất có thể xịt cho 10.000 cây nhang, khiến chúng có hương thơm ngát, thơm lâu, giá lại rẻ.

Với những sản phẩm này, tác hại của nó rất đang lo ngại. Chưa có đánh giá cụ thể, nhưng theo các nhà khoa học, hóa chất tạo mùi giá rẻ, không nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ chắc chắn thiếu tin cậy về chất lượng. Chất lượng kém, nếu tẩm vào nhang, đốt với số lượng nhiều sẽ gây khó chịu cho người ngửi khiến người ta thấy khó thở buồn nôn, đầu óc quay cuồng. Dùng lâu dài sẽ gây nhiễm độc gan, phổi.

Với loại nhang có tàn trắng như tuyết, được làm bằng bột đá vôi (CaCO3) dùng trong xây dựng. Đá vôi được các cơ sở sản xuất nhang mua trên thị trường với giá khoảng 5.000 đồng/kg, đem về trộn với mùn cưa, theo tỷ lệ 7 phần mùn cưa, 3 phần đá vôi với mục đích tạo màu trắng như tuyết (bông) cho tàn nhang và để cắt giảm chi phí cho thảo mộc.


Đá vôi giúp nhang có tàn trắng như tuyết

Đá vôi dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tuỳ theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmi... Việc người sản xuất nhang kèm đá vôi xây dựng hỗn tạp, với liều lượng không xác định, hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng. Không may, nếu các tạp chất độc hại bay vào không khí mà ta hít vào sẽ gây rối loạn hệ hô hấp, suy gan, thận, gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và rất nguy hiểm tới sức khỏe.

Ngoài ra, nhang hiện nay để bao lâu cũng không bị mốc là do người sản xuất dùng thêm chất chống rêu mốc có trong công nghiệp sản xuất sơn tường ngoài trời. Khi sử dụng, khói của hương sẽ có mùi khét.

Trước đây, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện về việc nhang tẩm hóa chất như H3PO4 để cuốn tàn. Đến nay, hầu hết các loại nhang giá siêu rẻ, khoảng 10.000 đồng/bó đều có mặt hóa chất này và bán ra bình thường.

Tuy nhiên, chất độc hại sẽ tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn, tác động lên hệ hô hấp gây khó thở, tác động lên giác mạc gây ngứa mắt. Vì những lý do này mà khi đi đền, chùa gặp khói hương đốt dày đặc nhiều người có biểu hiện chảy nước mắt, ho sặc sụa... Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ, thị lực giảm, thậm chí có thể gây mù lòa. Lo ngại hơn, chất độc từ hương sẽ không tác động ngay, mạnh đến cơ thể, mà nó sẽ tích lũy dần dần, lâu sẽ dẫn đến ung thư.


Hãy chọn nhang có mùi thơm tự nhiên, tránh hít phải khí độc hải

Hãy chọn nhang truyền thống
Theo các nghệ nhân, để làm ra loại nhang vừa cuốn tàn, vừa thơm hương thơm của thảo mộc tự nhiên rất cầu kỳ. Người làm phải chọn lấy phần cật cây nứa, ngâm dưới dòng nước chảy 3 tháng cho hết chất hữu cơ rồi phơi khô và chẻ thủ công bằng tay (vì sau khi ngâm, nứa nhẹ và giòn, không chẻ được bằng máy). Khi làm nhang cũng phải làm từ 5h sáng tới 2h chiều vào ngày nắng, để nhang được phơi trong một ngày mới có thể cuốn tàn.

Còn thảo mộc thì đại hồi lấy ở Lạng Sơn, quế ở Yên Bái, ngâu ở Thái Bình, trầm ở Quảng Nam... Thảo mộc được thu hoạch vào mùa xuân để có nhiều tinh dầu và tạo nên hương thiên nhiên tốt nhất. Đây chính là những nguyên liệu “phần hồn” tạo nên nét đặc trưng của hương. Nén nhang theo kinh nghiệm dân gian kỳ công và tinh hoa đến như vậy.

Theo ông Phạm Long, Phòng nghiên cứu công ty nhang Phụng Nghi, để mua được đúng loại nhang truyền thống mang bản sắc văn hóa dân gian thì trước tiên, nên chọn các thương hiệu nhang có uy tín, đảm bảo được chất lượng. Nhang phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm, cháy lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay mắt... không nên tham rẻ mà mua nhang kém chất lượng vừa tốn tiền vừa hại sức khỏe.

Ngoài ra, để phân biệt bằng mắt thường, ta có thể tách một ít nhỏ phần bột để nhìn vào màu của tăm nhang phía trong. Tăm nhang truyền thống có màu nâu đen và sự sần sùi thô mộc, còn nếu có màu vàng suộm và độ láng mịn thì chắc chắn là tăm nhang tẩm axit phốt pho ric (H3PO4).

Để phân biệt nhang có bột đá vôi hay không thì chỉ có thể biết được khi thắp lên, tàn nhang có màu trắng như tuyết (bông), mùi thơm nồng của đá vôi nung, rất khó chịu cho khứu giác.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015


Dòng sản phẩm Nhang Ông Câu, dòng sản phẩm bán chạy nhất của Cơ Sở Nhang Bảo Hiệp Long.

Nhang Ông Câu Ống 

Quy Cách: 2 tấc, 3 tấc, 4 tấc, 5 tấc
Số Lượng: 20 Ống/Thùng 
Số cây: Khoảng hơn 400 cây




Nhang Ông Câu

Quy Cách bó nhỏ
3 tấc: 70 bó/thùng
4 tấc: 80 bó/thùng
5 tấc: 80 bó/thùng




Quy Cách bó đôi
3 tấc: 35 bó/thùng
4 tấc: 40 bó/thùng
5 tấc: 40 bó/thùng


Quy Cách bó cối - 817 cây 
3 tấc: 20 bó/thùng
4 tấc: 20 bó/thùng
5 tấc: 20 bó/thùng






Khách hàng có nhu cầu mua sỉ, vui lòng gửi tin nhắn để Cơ Sở gửi Quý Khách báo giá ưu đãi nhất nhé.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý Khách Hàng!
Cơ Sở Nhang Bảo Hiệp Long
152 Nguyễn Duy, P.9, Q.8, TP.HCM
Liên hệ: 028.3859.7473, Zalo: 0906.39.09.25


Nếu thắp 1 nén hương, bạn chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật. 7 nén là dâng hàng Thánh Mẫu. Vậy ngày giỗ, Tết thì thắp mấy nén hương?







Thắp theo số lẻ
Theo quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người), thắp hương là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời. Hương thơm trong quan niệm của Phật giáo là một trong 6 lễ vật dâng cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Có nhiều quan niệm về số nén hương cần dâng, nhưng thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. Còn lễ gia tiên, giỗ Tết không làm lễ lớn chỉ thắp 3 nén hương tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (có trời đất và con người). Thắp 5 nén là ngũ hành tương sinh (hay dùng trong các đàn cầu cúng tiền tài…). Thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật... Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương, nhưng với những lễ lớn, chuyện tam bảo, tam thế… chỉ làm ở chùa chiền hoặc do các thầy cúng làm lễ, trong gia đình không nên làm.
Ngày Tết thắp hương nhiều, khi cúng Tết thắp 3 nén hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén hương trong phòng là đủ.
Ngày lễ Tết khi đi chùa chiền, đình đền, miếu phủ không nên đốt nhiều hương mà lãng phí, gây cay mắt khó thở.

Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Ngày lễ Tết khi đi chùa chiền, đình đền, miếu phủ không nên đốt nhiều hương mà lãng phí,
gây cay mắt khó thở. Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Đang cầu cúng mà hương tắt - điềm gì?
Chị Phạm Thị Hiên (ở Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, năm nhà chị thắp hương trên bàn thờ bị tắt thì cả năm làm ăn không may mắn gì cả. Nhiều nhà thấy bát hương cháy dương (bốc cháy đùng đùng tận gốc), hay cháy âm (cháy ngầm dưới bát hương) đều đoán sẽ gặp chuyện xui xẻo.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, trong dân gian, ngoài lý do hương kém chất lượng, thắp hương nơi nhiều gió… thì khi cầu cúng nếu hương tắt ở phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, bàn thờ...; Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình; Hương tắt đoạn cuối là Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát... Thắp nén tâm hương đêm giao thừa bị tắt thì năm đó làm ăn chán hoặc gia cảnh lộn xộn…
Theo Đại đức Thích Trí Hiến (trụ trì chùa Hưng Khánh - Bình Định), nếu đang cúng lễ mà hương tắt thì cứ để thế mà châm lửa lại, đừng nhổ ra đốt và cắm lại mà trở thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm.
Nên thắp hương nơi kín gió để hương không bị tắt. Cắm hương cần ngay thẳng, tránh nghiêng, lệch kẻo cây hương đổ hoặc đốm lửa giữa các nén hương cháy không đều, dễ bị tắt.
Thời tiết nồm ẩm có thể làm hương bị mốc. Hãy hóa trong thùng hóa vàng hoặc nơi đất sạch, tro đổ vào gốc cây hoặc nơi không có người đi lại giẫm lên được. Những đồ cúng lễ bằng kim loại không hóa được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ chôn xuống nơi đất sạch hoặc thải bỏ bình thường.
Có nên dùng hương cuốn tàn?
Người ta cứ tưởng thắp hương cuốn tàn dịp Tết là may mắn, làm ăn có lộc. Nhưng thực ra hương cuốn tàn có hóa chất, khi đốt chất độc lan tỏa kích thích đường hô hấp, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều và thường xuyên sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể, thậm chí gây biến đổi tế bào gây dị sản, loạn sản (nếu là tế bào ác tính có thể biến thành tế bào ung thư).
Việc cắm que hương vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho người ăn, bởi chân hương bị tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn.
Theo TS Nguyễn Công Ngữ (Viện Công nghệ sau thu hoạch), hương truyền thống làm từ hương bài, bã mía, thảo quả, quế chi, hoa hồi... giá khá đắt. Còn hương hóa chất tạo mùi trầm, nhài, sen, hoa hồng... cuốn tàn đẹp giá rẻ hơn nhiều. Hóa chất trong hương cuốn tàn được các nhà khoa học phát hiện là phosphoric acid (H3PO4) giúp hương cháy nhanh, cuốn tàn trắng đẹp, Butyl Cellosolve (C6H14O2) - hóa chất dùng chống mốc cho sơn tường; Kali Nitrat (KNO3) là hóa chất dùng trong sản xuất phân đạm, chất nổ… giúp hương không bị tắt, mốc. Có nơi còn cho phẩm vàng để hương có màu vàng đẹp, bắt mắt. Tất cả các hóa chất đều cực kỳ nguy hiểm vì khi cháy sẽ tạo ra khí độc, hít phải sẽ bị căng thẳng mệt mỏi, ảnh hưởng đường hô hấp, nhất là phổi, võng mạc, thị lực giảm nhanh.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

           
Cơ sở nhang Bảo Hiệp Long
152 - 154  Nguyễn Duy, P.9, Q.8, TP.HCM
Điện thoại: 08.3859.7473

Bạn đi chùa hay thăm mộ . Bạn thắp nhang và khấn vái ... Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về ý nghĩa của hành động này ? Hãy đọc bài sau nhé!


1. Khói hương trong tâm linh người Việt :
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay có người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng, hình ảnh Chư Phật Bồ Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. Phải chăng có một “ông” Phật sống ở trên bàn thờ ?

2. Định Nghĩa :
Dâng hương là gì?
Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”. Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên.

3. Sự đặc biệt của nén hương đối với quê hương Việt Nam:
Ý nghĩa của việc thắp hương
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam .
Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á châu - là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu
4. Lược sử về hình thức đốt nhang :
Theo lịch sử ghi lại, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC(cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ . Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.
Ngày nay việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Mary, Ông Bà, Tam Tiên Ông: Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài…
5. Lợi ích và tác dụng của nén hương:
Từ ngàn xưa, khi mới khám phá ra lửa, con người đã bắt đầu phát hiện ra một điều lạ lùng, đó là khi ngọn lửa cháy lên sẽ tỏa ra mùi thơm đặc biệt tùy theo vật liệu dùng để đốt. Người ta đã biết dùng hương đèn để trị bệnh cho thân thể và cả bệnh tâm lý. Khi đốt hương đèn, khói hương nghi ngút tạo nên không khí thanh tịnh, ấm áp và trang nghiêm hoặc tạo không khí trong sạch trong những căn phòng lạnh lẻo của người qua đời hoặc lâm trọng bệnh.
Thông thường, người ta thắp nhang là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Đức Chúa Trời hoặc một đấng nào khác. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:
Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo...
6. Khi thắp nhang nên thắp mấy nén?
Thắp hương(dâng hương) và ý nghĩa
Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là
Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),
Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),
Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai),
Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)
Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp nhang để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn - tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt chắy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương.. tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.
7. Ý Nghĩa Dâng Hương trong nhà Phật và các tôn giáo khác :
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, Hoa , Đăng , Trà , Quả , Thực (Nhang, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Không lẽ Phật sẽ lên trên bàn thờ mà ăn từng trái táo, uống từng chung trà sao?
Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, heo quay linh đình… vì đúng ý nghĩa sự Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ.Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương- tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 

Không chỉ Phật giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã mất... Trước thời Chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như loại trầm frankincense có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu Đó là vì cổ nhân tin rằng những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần hương thơm của Đức Chúa Trời.

Có tài liệu ghi rằng, khi Chúa Giê-su giáng sinh, có ba vị vua đem ba thứ châu báu quý nhất trong nước thời đó để dâng lên cho ngài - đó là 1. Vàng, 2. Hương Trầm và 3. Dầu thơm đặc biệt từ rễ cây Myrrh. Điều này chứng tỏ hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem như một vật quý giá thiêng liêng. Khói hương hòa vào không khí khiến cho không gian vạn vật xung quanh đều được thơm ngát, ví như tâm hành “Tùy thuận chúng sinh” của các bậc Bồ tát Đại nhân vậy.

Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giản và tập trung hơi thở lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, dạo Phù Thủy (Wiccanism) dùng hương để trở về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như Aphrodite. Trái lại, theo đạo Khổng (Confucianism) thì khói hương tượng trưng cho Đại Trượng Phu - chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống.

Hương không có màu sắc nhưng luôn thơm ngát, như câu “Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”. Như mùi hương vô sắc phảng phất thơm lừng, bậc tĩnh lặng sống tự tại giữa đời, đem lại an lạc và lợi ích cho đời nhưng không lưu lại một dấu tích danh sắc nào trên bia ký. Rời khỏi cuộc đời, có chăng chỉ là một khoảng không gian ngát hương: mùi hương của loại hương bay ngược chiều gió!

Ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để thần thánh, hoặc vong/ hương linh hút vàp sức lực để hiển linh.

Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm, tiếng Anh gọi concentration (sự tập trung). Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hền dời đổi, giữ nguyên phong cách của ngừời quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.

Hương trầm, sợi dây nối với thế giới tâm linh
Cứ vào tháng cuối năm, khi mọi người bàn tán về việc sắm tết, làm tôi nhớ lại lúc bé khi còn ở quê được mẹ cho đi chợ huyện sắm hàng tết là thích lắm. Thế nào tôi cũng đòi được mẹ mua cho đủ thứ, nào pháo dây, con tò he, và một vài thứ khác nữa....

Những lần ấy, trước khi đi chợ bà tôi thường dặn mẹ:”Mẹ cái gái đi chợ nhớ mua bó hương trầm nhé”. Bà tôi vẫn thường nói;” Ngày tết thiếu thứ gì cũng được nhưng nhất thiết phải có bánh chưng và nén hương thơm để cúng tổ tiên , ông bà”. Bây giờ bà tôi không còn nữa, tôi cũng đã thoát ly ra Hà Nội. Nhưng mỗi dịp về thăm quê, nhất là vào dịp giỗ, tết bao giờ ngoài bánh mứt tôi cũng nhớ mua vài bó hương trầm về và thành kính dâng lên ban thờ và thắp những nén hương thơm ngát. Tôi có cảm giác nén hương trầm toả ra mùi thơm ngào ngạt như sợi dây máu thịt nối liền giữa người đang sống với vong linh những người đã khuất. Đúng như câu ca dao:
“Vẫn còn đây những lời ru
Vờn bay phảng phất cho dù tháng năm
Tổ tiên một nén nhang trầm
Nối dòng máu đỏ âm thầm thiết tha”.
Cũng như một số vật dụng khác, tưởng chừng rất nhỏ bé, nhưng không thể thiếu được trong đời sống của chúng ta. Hương trầm cũng là một thứ nằm trong số đó, nhất là trong đời sống tâm linh của người dân Việt nam dù đang sống tại quê hương hay ở nơi xa sứ trên đất khách quê người.